Kinh tế Nam Bộ

Một con rạch nhỏ
ở miền Tây Nam Bộ

Từ thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn đã tổ chức các đơn vị hành chính, sắp đặt quan cai trị, lập sổ sách quản lý dân đinh, ruộng đất và định ra các loại thuế. Từ đó, về cơ bản tổ chức hành chính và kinh tế trên vùng đất Nam Bộ đã được kiện toàn[8].

Dưới thời nhà nước Phù Nam cư dân của quốc gia có truyền thống hàng hải và thương mại phát triển, Vương quốc Phù Nam có hải cảng giao thương với nước ngoài ở Óc Eo (gần núi Ba Thê - An giang ngày nay). Phù Nam có quan hệ buôn thương với nhiều khu vực lân cận, mở rộng đến cả Trung Hoa, Ấn ĐộĐịa Trung Hải. Những hiện vật phát hiện được rất nhiều từ thế kỉ thứ XIX đến nay ở các địa phương Miền Tây Nam Bộ đã chứng tỏ truyền thống hàng hải và thương mại của Phù Nam phát triển rất mạnh mẽ. Về phía biên giới Tây-Nam, Triều Nguyễn tiếp tục thực hiện bằng chính sách của Nguyễn Ánh nửa sau thế kỷ 18. Luồng buôn bán, giao thương qua hai đường chính là cửa khẩu Châu Đốc và đường biển Hà Tiên. Trong thế kỷ 18 và 19, Châu Đốc là vùng biên thuỳ quan trọng ở tuyến biên giới Tây-Nam, nơi đây từng được coi là "phong vũ biểu" không chỉ trong mối quan hệ bang giao giữa Đàng Trong với Chân Lạp, mà nó còn là "hàn thử biểu" của mối giao thương Gia Định - Nam Vang. Do đó, con đường buôn bán Gia Định- Nam Vang không chỉ có tác động đến sự phát triển kinh tế của vùng đất này, mà còn ảnh hưởng đến tình hình chính trị, xã hội, giao lưu văn hoá của các cộng đồng cư dân trong khu vực.

Hiện nay bộ mặt kinh tế của Nam Bộ Việt Nam đã hoàn toàn khác xưa. Trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Được tập trung ở những tỉnh và thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang[cần dẫn nguồn]. Vùng kinh tế có nhiều tiềm năng, lợi thế, năng động, sáng tạo, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực phát triển kinh tế chung của Việt Nam. Với giải pháp cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, là khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của toàn vùng để phát triển ổn định và bền vững, là cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Có mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 12,6 phần trăm một năm, chiếm 60 phần trăm sản xuất công nghiệp của đất nước theo giá trị, 70 phần trăm của doanh thu xuất khẩu của cả nước và 40 phần trăm của tổng sản phẩm nội địa của đất nước (GDP). Thu nhập đầu người bên trong khu vực này là VND31.4 triệu / năm[9].